Hiện tại, các trường quy đổi điểm thi Đánh giá năng lực, đánh giá tư duy sang thang điểm 30 tùy theo từng trường. Công thức quy đổi của mỗi trường có thể khác nhau, sau đây mình gửi các bạn công thức tham khảo.
Công thức quy đổi điểm Đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (ĐGNL)
Các năm trước, nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực, đánh giá tư duy và nhiều trường sử dụng kết quả này để xét tuyển. Có trường sử dụng thang điểm gốc có trường lại quy đổi điểm thi từ thang điểm gốc về thang 30 khi xét tuyển. Công thức quy đổi của mỗi trường có thể khác nhau:
Ví dụ:
Đại học Ngoại thương quy đổi điểm xét tuyển dựa vào kết quả thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HN theo công thức:
Điểm xét tuyển = 27 + (Điểm thi HSA của thí sinh – 100) * 3/50.
Học viện Hàng không Việt Nam lại quy đổi điểm bài thi sang thang 1.200 điểm để đồng nhất với thang điểm xét theo bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM. Công thức như sau:
Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi HSA/0,1103.
Đại học Thương mại, Công nghiệp Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông quy đổi về thang 30 theo công thức:
Điểm xét tuyển dựa vào kết quả thi HSA = Tổng điểm bài thi * 30/150 + Điểm ưu tiên.
Điểm xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá tư duy = Tổng điểm bài thi * 30/100 + Điểm ưu tiên.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân điểm xét tuyển cũng tính theo thang 30 và quy đổi như sau:
- ĐXT = Điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội * 30/150 + điểm ưu tiên (nếu có).
- ĐXT = Điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM * 30/1200 + điểm ưu tiên (nếu có).
- ĐXT = Điểm thi đánh giá tư duy ĐH Bách khoa Hà Nội * 30/100 + điểm ưu tiên (nếu có).
Công thức quy đổi chi tiết sẽ được trường nêu trong đề án tuyển sinh của tường trường. Do đó thí sinh cần theo dõi kỹ đề án tuyển sinh để biết rõ công thức quy đổi.
Tại sao cần quy định về một thang điểm chung để xét tuyển ĐH từ 2025?
Nhằn mục tiêu công bằng cho thí sinh thì dự thảo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT có quy định về việc dùng thang điểm chung trong tuyển sinh đại học. Việc quy về một phương thức xét tuyển phải dùng chung 1 thang điểm trong khi hệ quy chiếu gốc khác nhau là điều mà các cơ sở giáo dục ‘đau đầu’.
Tuy có nhiều ưu điểm sự công bằng và thuận tiện cho thí sinh nhưng nếu quy định dùng thang điểm chung được thông qua, đồng thời kèm theo quy định điểm chuẩn xét tuyển sớm khi quy đổi không được thấp hơn điểm chuẩn đợt xét tuyển chung, các trường sẽ rất khó khăn trong việc tìm ra một công thức xét tuyển phù hợp.
Mặt khác, việc quy đổi sang thang điểm chung sẽ khó khăn với các phương thức xét tuyển kết hợp, dùng nhiều chứng chỉ và các điều kiện khác.