Học sinh lớp 12 lưu ý 5 điều này để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 là năm đầu tiên của chương trình GDPT 2018, việc các trường Đại học lớn trên cả nước tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng. Những thay đổi này gây ra tâm lý lo lắng cho các bạn học sinh 2k7. Chia sẻ và đồng cảm với các bạn với những thay đổi này. Bài viết sau đây tổng hợp một số thông tin nhằm giúp các bạn học sinh cần chuẩn bị gì cho những kỳ thi từ năm 2025?

Những thay đổi sẽ có trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thi 2 môn bắt buộc (Toán, Văn) và 2 môn tự chọn

  • Thí sinh thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, công nghệ.

Phương thức xét công nhận tốt nghiệp

Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình (học bạ THPT) và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018 cụ thể như sau:

Công thức tính điểm xét tốt nghiệp đối với học sinh giáo dục THPT và học viên GDTX như sau:

  • Điểm xét tốt nghiệp đối với học sinh giáo dục THPT được tính theo công thức sau:

  • Điểm xét tốt nghiệp đối với học viên GDTX được tính theo công thức sau:

Học sinh cần làm gì trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Với nhiều thay đổi như trên thì các bạn học sinh 2k7 cần sự chuẩn bị tốt hơn để có thể bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Mình gợi ý một số lưu ý nhỏ sau để các bạn có thể có sự chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi sắp tới (thời gian dự kiến 26 và 27 tháng 6 năm 2025).

Lưu ý số 1

Ngay từ lớp 10, 11, học sinh muốn thi sớm nên tham khảo ý kiến gia đình, chuyên gia, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn… Từ đó xác định năng lực bản thân, sự yêu thích và điều kiện gia đình phù hợp cho nghề nghiệp tương lai.

Việc xác định ngành, nghề cần hoàn thiện sớm để từ đó chọn ngôi trường ĐH phù hợp với mức điểm – lực học, kì thi, phương thức tuyển sinh và khoảng cách địa lí, học phí…
Các bạn có thể tham khảo khối thi và ngành tương ứng theo bản sau:

Khối thi Ngành nghề theo khối thi
Khối A Khối A phát triển tới 18 tổ hợp môn, trong đó luôn có môn Toán là 1 trong 3 môn thi. Tuy nhiên, khối A0 và A01 là hai khối thi phổ biến và nhiều trường lựa chọn nhất. Các khối thi còn lại tuy vẫn có trường tuyển sinh nhưng không nhiều.

Khi lựa chọn điểm thi khối A để xét tuyển đại học, thí sinh có rất nhiều sự lựa chọn để nộp hồ sơ vào các ngành như:

Các ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin: Cơ khí, kỹ thuật phần mềm

Các ngàn kinh tế, tài chính, quản lý, pháp luật: quản trị kinh doanh, kinh tế quốc tế, quản trị nhân lực, tài chính – ngân hàng, kế toán, luật kinh tế…

Các ngành truyền thông, marketing: quan hệ công chúng, truyền thông…

Các ngành công an, quân đội

Khối B Khối B được nhiều người biết tới với các ngành về y, dược: Y đa khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Răng – hàm – mặt, Kỹ thuật hình ảnh y học, Dược học, Dinh dưỡng…

Tuy nhiên, còn rất nhiều ngành khác lựa chọn điểm thi khối B để xét tuyển như:

Các ngành về môi trường: Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật trắc địa – bản đồ, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên và môi trường, Khí tượng và Khí hậu học, Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước…

Các ngành nông – lâm nghiệp: Công nghệ sinh học, Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng…

Các ngành chăn nuôi, thú y…

Khối C Tổ hợp môn khối C luôn bắt buộc có Ngữ văn là 1 trong 3 môn thi. Đây là khối thi nghiêng về các ngành khoa học xã hội như: báo chí, khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm, luật, triết học, chính trị học, tâm lý học, công an, quân đội…
Khối D Khi đăng ký xét tuyển điểm thi khối D, thí sinh có thể lựa chọn các ngành như:

Các ngành ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc…

Các ngành tài chính, kinh tế, luật: Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kinh doanh quốc tế…

Các ngành khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm: Triết học, báo chí, quan hệ quốc tế, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học,…

Các ngành nông – lâm – ngư nghiệp: Quản lý tài nguyên rừng, quản lý đất đai, khuyến nông…

Các ngành công an, quân đội.

Khối H Khối H là khối thi dành cho các thí sinh có năng khiếu hội họa, mỹ thuật. Thi sinh thi khối H có thể lựa chọn các ngành học như: Thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, thiết kế nội thất, sư phạm mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc, hội họa, công nghệ điện ảnh – truyền hình…
Khối V Khối V có thể dùng để xét tuyển vào các ngành về kiến trúc, thiết kế như: kiến trúc cảnh quan, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, kiến trúc…
Khối M Khối M là khối thi tuyển sinh vào các ngành như giáo viên mầm mon, giáo viên thanh nhạc, các ngành truyền hình, điện ảnh truyền hình…
Khối N Khối N là khối thi tập trung vào năng khiếu âm nhạc, diễn xuất. Các ngành xét tuyển khối N bao gồm: Sư phạm âm nhạc, thanh nhạc, piano, biểu diễn nhạc cụ phương tây, đạo diễn, nhiếp ảnh, diễn viên…

Các trường xét tuyển khối N là: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Sân khấu Điện ảnh…

Khối R Khối R được sử dụng để tuyển sinh cho 03 chuyên ngành chính là biểu diễn âm nhạc, tổ chức hoạt động văn hóa Nghệ thuật, truyền thông văn hóa. Tuy nhiên, có khá ít trường tuyển sinh khối này.
Khối S Khối S là lựa chọn khối thi năng khiếu dành cho các bạn có đam mê với các bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh, diễn kịch, sân khấu…
Khối T Khối T là khối thi năng khiếu về thể dục thể thao để xét tuyển các ngành giáo dục thể chất, quản lý thế dục thể thao, giáo dục Quốc phòng – An ninh, huấn luyện viên thể thao.

Lưu ý số 2

Học sinh xác định mục tiêu học tập để tham gia dự thi cũng như các biện pháp phù hợp với phương án tuyển sinh của trường mà mình lựa chọn. Ví dụ, học sinh chọn trường ĐH Bách khoa thì ngoài kì thi tốt nghiệp THPT (bắt buộc), các bạn nên tham gia kì thi đánh giá tư duy và cần có biện pháp để có thể có mức điểm đỗ vào ngành mình lựa chọn.

Lưu ý số 3

Các bạn học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. Kế hoạch và lộ trình học tập cũng cần được xác định rõ và phù hợp với thời gian dự thi và phân phối quỹ thời gian dành cho việc ôn tập của các kì thi.

Ví dụ, học sinh dự thi kì thi đánh giá tư duy, kì thi có thể bắt đầu từ tháng 12 và năm đợt tiếp theo, mỗi đợt cách nhau khoảng một tháng. Học sinh cần có lộ trình học tập, không ôn thi dàn trải quá nhiều kì thi, xác định trọng tâm ôn luyện để có thể có điểm rơi phù hợp, lựa chọn các đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân hoặc tránh trùng các kì thi bắt buộc khác (ở trường).

Lưu ý số 4

Bên cạnh đó, học sinh cần tham khảo các ý kiến giáo viên và người cố vấn về việc đăng kí thi đối với các kì thi trên máy – các kì thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy ĐH Bách khoa – thì việc đăng kí thi cũng rất quan trọng.

Do số lượng ca thi và máy thi đủ điều kiện tại các địa phương là có hạn, phụ huynh cần phối hợp với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, nắm vững năng lực của học sinh, bàn bạc để có phương án phù hợp và thống nhất về định hướng ngành nghề và chọn trường ĐH phù hợp với năng lực của con.

Thường xuyên cập nhật các thay đổi mới của đề án tuyển sinh của các trường ĐH phù hợp định hướng để có những lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện gia đình và năng lực của con.

Lưu ý số 5

Trong quá trình ôn luyện, ôn tập, phụ huynh cũng có thể cùng con lựa chọn những giải pháp ôn tập – ôn luyện phù hợp từ các nhà cung cấp và thầy cô có uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình ôn luyện học sinh đạt kết quả cao trong tuyển sinh đại học.

Với những lưu ý trên hi vọng các bạn học sinh lớp 12 có sự chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi sắp tới.

Cập nhật các khóa học & kiến thức mới