Hôm trước vợ mình có kể cho mình nghe một câu chuyện về một bạn sinh viên thế này: Lớp vợ mình vốn là lớp luyện thi TOIEC và việc luyện thi sẽ kéo dài trong vài tháng trước khi kì thi chính thức. Kì thi có 4 kỹ năng nhằm xác định năng lực ngoại ngữ tối thiểu khi ra trường tại DTU đối với chương trình đại học thường là 450 và tiên tiến – liên kết quốc tế sẽ là 470, thế nhưng kỹ năng này tuy cơ bản nhưng không phải sinh viên nào cũng có thể đạt được vì xuất phát điểm sinh viên là nhiều hơn trên khắp cả nước và có sự chênh lệch về giáo dục tiếng anh trong nhà trường.
Bạn sinh viên này trở nên lo lắng và nói ra câu nói: “Nếu rớt thì khi nào tổ chức thi khảo sát tiếng anh lại vậy cô?” theo bạn thì thế nào nhỉ? Tốt nhất là theo cách nghĩ thông thường thì nếu không muốn chuyện gì đó diễn ra thì tốt nhất không nên nghĩ hay nhắc về chuyện đó. Có nghĩa ta lờ đi chuyện đó sẽ diễn ra như kiểu nếu bạn sợ một điều gì đó xui xẻo thì tốt nhất đừng nhắc đến chuyện đó để nó không tồn tại trong tâm trí của bạn.
Vợ mình hỏi mình về điều đó và nói về suy nghĩ của bản thân mình. Nếu như một người thích chủ nghĩa khắc kỷ và thường xuyên lặp lại những điều về chủ nghĩa khắc kỷ trong đầu thì cái nguyên lý đầu tiên của nó chính là Tưởng Tượng Tiêu Cực do đó việc nghĩ của bạn sinh viên đó chẳng có gì sai và mình lại càng khuyến khích cho điều đó.
Thế thì lỡ chuyện đó diễn ra thì sao nhỉ. Chúng ta hãy suy nghĩ mọi thứ theo một hướng khác đi và mình sẽ dẫn cho bạn một cách nghĩ khác ở đây nhé.
Khi bạn có nhiều hơn điều bạn nghĩ
Đầu tiên bạn hãy xác định về cái bạn đang có ở hiện tại tức là cái đang ở trong lòng bàn tay bạn, cái đang thực sự hiện hữu trước mặt bạn cái mà bạn đang có hằng ngày thấy nó hằng giờ. Khi bạn có tức là bạn thấy nó bình thường. Nó giống như bạn cảm thấy thừa nước vì xung quanh bạn là nước nhưng nếu bạn ở sa mạc khô cằn và chẳng có tý nước nào và một cái cổ họng khô hóc thì chỉ một mụm nước không thôi cũng đã làm bạn cảm giác như ở trên thiên đường rồi. Thế thì hãy nhìn lại những điều bạn đang có một công việc để làm, môt sự nghiệp học vấn, một cái gì đó để lo lắng.
Vậy thì điều gì ở đây đó chính là bạn có mọi thứ thế nhưng bạn lại nghĩ bạn chẳng có gì, vậy điều gì đang mang đến điều ấy chính là bởi phép so sánh. Sự so sánh là thứ duy nhất mà bạn phải đề phòng, nó mang đến cho bạn áp lực, như kiểu bạn chẳng thể nào cảm thấy thoải mái với những điều bạn đang có bạn nghĩ bạn có ít nhưng thật ra bạn có rất nhiều.
Bạn có một cơ thể toàn vẹn, một đôi bàn tay để viết bạn có tất cả và bạn đang là một trong những người giàu có. Việc bạn chia sẻ hãy mang những điều gì đấy cho người khốn khổ chính là để bạn cảm thấy bạn đang thật may mắn và bạn cảm thấy biết ơn cuộc đời vì những điều bạn có trong bàn tay của bạn.
Cuộc sống là những điều bạn không biết được
Thế nhưng khi bạn đã biết mình có nhiều hơn thì tại sao cứ phải lo nghĩ về những mất mát như một phú ông suốt cả ngày chỉ làm một việc đó là cố gắng xem sổ sách xem có thất thoát chỗ nào không. Vì cuộc đời là những điều bạn đâu có biết trước được đâu nào.
Bạn làm toán với những bài toán nhưng những tham số và biến số thì thường có sẵn còn cuộc đời thì làm quái gì có sẵn nào, đôi khi bạn giải ra kết quả nhưng lại không đúng và bạn nhận ra rằng bạn quên đưa vào một tham số gì đấy hay biến số gì đấy. Nhưng thay vì lo lắng cho điều đấy sao không tập cảm thấy thoải mái vì những biến số ấy.
Bạn không thể nào biết được chuyện gì sẽ diễn ra ở ngày hôm sau hay ngày hôm sau nữa. Giống như cậu sinh viên trong câu chuyện lúc đầu. Thì hôm diễn ra kỳ thi thì người thân của cậu ấy đột ngột qua đời và thế là cậu rớt vì bỏ thi. Vậy thì lý do đâu phải của cậu ấy mà do chính tác nhân bên ngoài như kiểu chẳng biết nó sẽ diễn ra điều gì đâu vậy.
Chúng ta thay vì lo nghĩ cho điều gì đang diễn ra hãy chill ở hiện tại
Thực vậy, việc dành quá nhiều thời gian lo nghĩ vì những điều chưa xảy ra như kiểu rằng chiếc xe của mình hư hỏng thì tại sao không thử sống tại cuộc sống ở thời điểm hiện tại. Bạn lo nghĩ về điều đó nhưng khi bạn nêu ra vấn đề và những điều bạn lo nghĩ hãy tìm cho mình một khoảng trống ngồi viết nó ra ở một bên và viết giải pháp ở một bên còn lại của tờ giấy đó. Sau đó bạn hãy hít thở thật sau và nghĩ rằng “tôi thật sự biết ơn cuộc sống ở hiện tại” khi đó bạn hãy đọc lại những vấn đề của mình và nhìn lại những giải pháp mình tự đưa ra bạn thấy rằng sao mọi thứ thật đơn giản như vậy.
Có nhiều thứ ta nghĩ nó thật khó nhưng nó chỉ đơn giản là bạn dám buôn bỏ bớt những kỳ vọng của bản thân mà thôi. Chính sự kỳ vọng và mong muốn mọi thứ được tràn đầy chính là thứ đã đè tặng tâm trí của chính chúng ta. Bạn nên biết rằng mặt trăng trong chu kỳ của nó chỉ có một ngày rằm là đạt được trăng tròn và sự tràn đầy đó vào ngày rằm. Mọi điều đều là sự cân bằng giữa được và mất giữa cái bạn đang có và cái bạn không có gì.
Có những thứ bạn nghĩ là mất thì cũng là lúc bạn đạt được gì đó. Chính bạn đã tạo nên cảm xúc của chính bản thân mình và cảm xúc chính là thứ duy nhất mà bạn có thể khống chế được, còn ở ngoài kia những điều sẽ xảy ra với bạn thì có thể sẽ chẳng thể nào theo ý bạn được, điều duy nhất mà bạn nên nghĩ đó là hãy giữ được gì đấy “tràn đầy” trong chính bản thân mình.
Khi nào bạn thấy rằng bạn có đang lo nghĩ quá nhiều không nhỉ.
Bạn đang suy nghĩ điều gì? Thay vì hỏi như vậy hãy vui vẻ trả lời câu hỏi Vì sao tôi phải suy nghĩ về điều đó? Chúng ta có đang nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả. Chắc hẳn bạn đã từng nghe về câu chuyện “Những Vết Đạn Không Bao Giờ Thấy” – “Một câu chuyện về khiếm khuyết trong nhận thức của con người” bạn sẽ chẳng thể nào thấy được rõ vấn đề hiểu được nguyên nhân và kết quả. Vì bạn luôn đứng trong vấn đề, khi bạn đứng trong nó bạn chỉ thấy điều bạn muốn thấy chứ không thể nào thấy được điều bạn cần thấy.
Cái điều bạn đang lo nghĩ có thực sự là gì? Thay vì việc cố gắng tìm nguyên nhân của nó bạn hãy dành thời gian xem lại những điều bạn chưa thấy, chưa nghĩa đến và đứng ngoài nó. Để làm được điều đó bạn hãy giữ bản thân được bình tâm với tâm thế rằng bạn chỉ có điều khiển được những cái thuộc về chính bạn.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, lo lắng chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi dài của cuộc sống. Khi bạn dành quá nhiều thời gian để nghĩ về điều gì có thể xảy ra, chúng ta quên mất việc sống trọn vẹn cho hiện tại. Cái cốt lõi không nằm ở việc bạn tránh những thử thách, mà là cách bạn đối mặt và vượt qua chúng. Những tình huống xảy đến, dù tốt hay xấu, đều là một phần của hành trình trưởng thành, và mỗi trải nghiệm đều mang lại giá trị riêng.
Vậy thì thay vì tập trung vào những điều có thể mất, hãy nghĩ đến những gì bạn đang có và những gì bạn có thể làm để phát triển từ đó. Giống như câu nói: “Sóng gió không làm chìm con thuyền, mà cách bạn chèo lái nó mới quyết định điều đó.” Khi đối diện với khó khăn, điều quan trọng là giữ cho tâm mình luôn tràn đầy, luôn biết ơn những gì mình có. Hãy cứ sống hết mình, vì đôi khi chính sự không hoàn hảo lại mang đến cho ta những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời.
Bạn đọc có thể tham khảo bộ sách Chủ Nghĩa Khắc Kỷ trong đời sống mà mình gồm:
- Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản
- Sách Seneca: Những Bức Thư Đạo Đức – Chủ nghĩa Khắc kỷ trong đời sống
Cập nhật các khóa học & kiến thức mới