Nhiều trường đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh cho năm 2025. Được thiết kế cho lứa học sinh đầu tiên của Chương trình GDPT mới, các kỳ thi này có những điều chỉnh để phù hợp hơn. Các bạn 2k7 sẽ là lớp thí sinh đầu tiên tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT với chương trình mới.
Nhiều điểm mới
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) là một trong số kỳ thi riêng được nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả để tuyển sinh lớn nhất với khoảng 90 trường trong mùa tuyển sinh 2024. Để phù hợp với Chương trình GDPT 2018, Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ có nhiều điểm mới.
Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Tiến Thảo cho biết: “Dạng thức và câu hỏi, đề thi được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thay đổi về chất lượng câu hỏi thi Đánh giá năng lực học sinh”.
Câu hỏi trong đề thi HSA có khoảng trên 75% là câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn. Điểm mới trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2025 sẽ bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả các phần thi, chủ đề thi. Dự kiến Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được tổ chức 6 đợt tại 19 địa điểm thi, và mở cổng đăng ký dự thi vào ngày 8/2/2025.
Trong khi đó, Đại học Quốc gia TP.HCM đang chuẩn bị để có thể công bố sớm nhất thông tin chính thức về kỳ thi và đề minh họa đánh giá năng lực từ năm 2025.
TS. Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (Đại học Quốc Gia TP.HCM) cho biết, nhà trường đang chuẩn bị để có thể công bố sớm nhất thông tin chính thức về Kỳ thi và đề minh họa đánh giá năng lực từ năm 2025. Theo đó, đề minh họa sẽ được công bố trên tinh thần định hướng những điểm mới đã được công bố trước đó. Cụ thể, triển khai theo phương thức trắc nghiệm khách quan trên giấy, tổ chức đồng thời tại nhiều địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham dự.
Bên cạnh đó, kỳ thi sẽ có những điều chình về cấu trúc đề thi để phù hợp với sự thay đổi của chương trình mới. Cụ thể, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 2025 vẫn gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Phần 1 và phần 2 thí sinh bắt buộc trả lời tất cả các câu hỏi. Sự điều chỉnh của cấu trúc đề thi nằm ở phần 3 khi cho phép thí sinh lựa chọn ngẫu nhiên 3 trong số 6 nhóm lĩnh vực kiến thức gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Như vậy, cấu trúc bài thi từ năm 2025 sẽ có 2 điểm mới, đó là xuất hiện của nhóm lĩnh vực mới xuất hiện trong chương trình GDPT 2018 liên quan đến giáo dục kinh tế và pháp luật và thí sinh được lựa chọn môn thi thay vì bắt buộc trả lời tất cả các câu hỏi trong phần 3 như bài thi cũ.
Trở thành phương án thi độc lập
Hiện tại, các trường ĐH sư phạm đã sẵn sàng tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh từ năm 2025. Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM giữ ổn định hình thức thi trên máy tính nhưng sẽ thay đổi về dạng thức câu hỏi.
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết từ năm 2025 trở đi, kết quả kỳ thi này sẽ trở thành phương án tuyển sinh độc lập, trước đó, trường kết hợp điểm kỳ thi này với kết quả học tập THPT để xét tuyển. Năm 2025, kỳ thi vẫn tiếp tục được thực hiện với môn Ttoán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh. Năm 2026, trường sẽ bổ sung các môn thi Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt theo cấu trúc mới từ năm 2025 có nhiều điểm mới. Cụ thể là thêm 2 dạng thức câu hỏi mới: câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có nhiều hơn 1 phương án đúng và dạng thức câu hỏi khai thác dữ liệu dùng chung.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cũng đã có thông báo các phương thức tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025. Trong số 6 phương thức xét tuyển, năm 2025 lần đầu tiên trường ĐH này tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng và sử dụng kết quả kỳ thi riêng do trường tổ chức để xét tuyển ĐH.
Thêm môn mới cho thí sinh lựa chọn
Nhiều trường ĐH tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh cho năm 2025. Được thiết kế cho lứa học sinh đầu tiên của Chương trình GDPT mới, các kỳ thi này có những điều chỉnh để trở nên phù hợp hơn.
ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025. Theo thông tin công bố của Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, đề tham khảo được thiết kế phục vụ học sinh theo học Chương trình GDPT mới từ năm 2025 gồm 2 phần thi bắt buộc và một phần lựa chọn. Theo đó, 2 phần thi bắt buộc gồm: 50 câu hỏi toán học và xử lý số liệu, 50 câu hỏi văn học – ngôn ngữ.
Cũng như bài thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, phần thi thứ 3 của bài thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội cho phép TS lựa chọn khoa học hoặc tiếng Anh. TS chọn 3 trong 5 chủ đề vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý; mỗi chủ đề có 17 câu hỏi (gồm 1 câu thử nghiệm) để hoàn thành phần thi khoa học. Phần lựa chọn tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được thiết kế để phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.
Theo Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, câu hỏi trong đề thi có khoảng trên 75% trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn. Điểm mới trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2025 là bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả các phần thi, chủ đề thi. Câu hỏi chùm gồm đầu bài chung và các câu hỏi riêng phát triển đánh giá năng lực TS từ cấp độ thấp đến cấp độ cao theo từng lĩnh vực và xuyên lĩnh vực.
Đặc biệt điểm khác trong cấu trúc đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội từ năm 2025 là bên cạnh phần thi khoa học sẽ có thêm phần thi tiếng Anh để TS đăng ký các ngành học liên quan ngôn ngữ có thể lựa chọn. Đa phần các trường ĐH sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực có thể nhận hồ sơ theo tổng số điểm bài thi. Tuy nhiên, một số trường có thể có thêm yêu cầu về các chủ đề lựa chọn ở thi phần khoa học. Phần thi tiếng Anh được thiết kế để đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết ĐH này đang chuẩn bị để có thể công bố sớm nhất thông tin chính thức về kỳ thi và đề minh họa đánh giá năng lực từ năm 2025. Theo đó, đề minh họa sẽ được công bố trên tinh thần định hướng những điểm mới đã được công bố trước đó. Cụ thể, triển khai theo phương thức thi trắc nghiệm khách quan trên giấy, tổ chức đồng thời tại nhiều địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh (TS) tham dự.
Bên cạnh đó, kỳ thi sẽ có những điều chỉnh về cấu trúc đề thi để phù hợp với sự thay đổi của chương trình mới. Cụ thể, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM từ năm 2025 vẫn gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Phần 1 và phần 2 TS bắt buộc trả lời tất cả các câu hỏi. Sự điều chỉnh của cấu trúc đề thi nằm ở phần 3 khi cho phép TS lựa chọn ngẫu nhiên 3 trong số 6 nhóm lĩnh vực kiến thức gồm: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật.
Như vậy, so với cấu trúc bài thi đánh giá năng lực từ năm 2024 trở về trước, cấu trúc bài thi từ năm 2025 sẽ có 2 điểm mới. Thứ nhất là sự xuất hiện của nhóm lĩnh vực mới xuất hiện trong Chương trình GDPT 2018 liên quan đến giáo dục kinh tế và pháp luật. Thứ hai, TS được lựa chọn môn thi thay vì bắt buộc trả lời tất cả các câu hỏi trong phần 3 như bài thi cũ. Điều chỉnh này sẽ kéo theo những thay đổi trong cách thức xét tuyển các trường ĐH từ kết quả kỳ thi này trong năm sau.
Tổng hợp
Cập nhật các khóa học & kiến thức mới